Viêm mũi là bệnh lý rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh có thể gây ra các biến chứng nặng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phế quản, phổi… Chính vì vậy ba mẹ không nên chủ quan, cần phòng ngừa và điều trị đúng cách cho con nhất là trong giai đoạn thời tiết thay đổi nắng mưa thất thường.

Viêm mũi ở trẻ là gì?

Viêm mũi là tình trạng lớp niêm mạc mũi bị viêm, sưng tấy. Nhất là đối với trẻ nhỏ khi đường thở của con còn hẹp, nhỏ, khả năng miễn dịch còn yếu sẽ là đối tượng dễ mắc bệnh này.

Viêm mũi thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi đến 7-8 tuổi. Khi trẻ hít thở không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp oxy cho cơ thể đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo và gây bệnh.

Viêm mũi ở trẻ là gì?
Viêm mũi ở trẻ là gì?

Viêm mũi được chia làm 2 loại, đó là viêm mũi dị ứng và viêm mũi không dị ứng.

  • Viêm mũi dị ứng: Là tình trạng viêm mũi xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng với các tác nhân gây kích thích trong môi trường.
  • Viêm mũi không do dị ứng (còn được gọi là viêm mũi vận mạch): Là tình trạng viêm mũi không phải do một dị ứng gây ra.

Mặc dù viêm mũi không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng chúng gây nhiều triệu chứng khó chịu cho trẻ nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ bị viêm mũi

Đối với viêm mũi dị ứng: tình trạng mũi bị kích thích và viêm không phải do virus, vi khuẩn mà do các tác nhân từ môi trường như: phấn hoa, lông động vật, mạt nhà, lông sâu, bướm…

Đối với viêm mũi cấp tính: do virus, vi khuẩn tấn công gây ra viêm mũi họng. Phổ biến nhất là virus nhóm Rhinovirus, chúng phát triển mạnh mẽ khi thời tiết thay đổi và dễ lây lan từ người sang người. Ngoài ra, các virus sởi, cúm, bạch hầu cũng là nguyên nhân phổ biến gây bệnh viêm mũi cấp tính…

Dấu hiệu nhận biết viêm mũi ở trẻ

  1. Giai đoạn 1: Khi mới nhiễm bệnh, mũi trẻ thường khô, đau nhức mũi, họng; niêm mạc mũi nề đỏ, ngạt mũi; trẻ hắt hơi đặc biệt vào sáng sớm, đôi khi khàn tiếng và thường sốt nhẹ.
  2. Giai đoạn 2: Biểu hiện sau vài giờ hoặc vài ngày: tình trạng phù nề niêm mạc mũi giảm dần, niêm mạc mũi tiết dịch nhiều hơn: chảy nước mũi, sổ mũi.
  3. Giai đoạn 3: Nước mũi chuyển sang màu đục do có chứa các bạch cầu bị thoái hóa và các thành phần biểu mô. Tình trạng ngày kéo dài 7-10 ngày sẽ giảm dần và hết.

Bên cạnh đó còn đi kèm các triệu chứng:

  • Sốt: Trẻ có thể bị sốt đột ngột, sốt nhẹ hoặc trong trường hợp bội nhiễm, trẻ có thể sốt cao đến 39 – 40 độ C trong khoảng 2 – 3 ngày.
  • Đau họng, ho, chảy nước mắt, đau đầu, ù tai.
  • Trẻ bứt rứt, thường xuyên quấy khóc, bỏ ăn, mất ngủ về đêm, mệt mỏi, có thể kèm nôn ói hay tiêu chảy. Nguy hiểm hơn, trẻ khó thở có thể thiếu oxy gây tím tái cơ thể và cần cấp cứu kịp thời, đây là bệnh lý nghiêm trọng hơn so với viêm mũi thông thường.
Dấu hiệu nhận biết viêm mũi ở trẻ
Dấu hiệu nhận biết viêm mũi ở trẻ

Cách điều trị viêm mũi cấp tính cho trẻ

Rửa mũi cho trẻ

Khi trẻ bị sổ mũi nhiều, cần rửa mũi, nhỏ mũi cho trẻ từ 3-4 lần bằng nước muối sinh lý để giúp làm loãng dịch mũi, giảm sưng viêm khó chịu. Sau đó hút sạch nước mũi đi hoặc nếu trẻ lớn biết xì mũi thì ba mẹ nhắc trẻ thường xuyên xì nước mũi.

Hạ sốt

Trẻ sốt trên 38.5 độ cần được uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Dưới 38.5 độ có thể dùng các biện pháp: lau các vị trí nách, cổ, lòng bàn tay, chân, bẹn…để giúp trẻ hạ nhiệt nhanh. Cho trẻ uống nhiều nước và bù nước điện giải.

Điều trị phù nề

Đối với trường hợp nặng cần cho trẻ dùng các loại thuốc co mạch, histamin hoặc thuốc kháng sinh tùy vào tình trạng viêm cụ thể.

Dùng thuốc co mạch tại chỗ hoặc một số loại thuốc cường giao cảm tại chỗ, chỉ dùng ngắn ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Điều trị các triệu chứng dị ứng

Thuốc kháng histamin dạng xịt hoặc dạng uống được chỉ định trong các trường hợp viêm mũi cấp do dị ứng. Tuy nhiên, thuốc này có đặc tính kháng cholinergic nên dễ gây khô niêm mạc mũi, dẫn đến có thể làm tăng tình trạng kích ứng mũi.

Điều trị nhiễm trùng lan rộng

Nếu có nhiễm trùng lan rộng do vi khuẩn, phương pháp cấy mủ và làm kháng sinh đồ sẽ được bác sĩ chỉ định để xác định mầm bệnh cũng như tìm ra loại kháng sinh đáp ứng với nhiễm trùng.

Điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ
Điều trị viêm mũi dị ứng cho trẻ

Các phương pháp phòng ngừa viêm mũi cấp

  • Tránh tụ tập nơi đông người, tránh tiếp xúc với người bệnh.
  • Dùng máy tạo độ ẩm để tạo môi trường trong lành, đủ ẩm cho trẻ.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Hạn chế nuôi chó mèo, trồng hoa hoặc cho trẻ tiếp xúc với không khí có độ bụi cao.
  • Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Vệ sinh sạch sẽ dụng cụ cá nhân xung quanh trẻ như ga, gối, chăn, đệm, rèm, thảm, bọc đệm,…
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày cho trẻ, nhất là sau khi ăn và trước khi đi ngủ.
  • Thực hành ăn chín uống sôi.
  • Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng cổ họng, mũi.

Bé nhà mình có đang ho đàm, sổ mũi, viêm họng tái đi tái lại, phải dùng kháng sinh triền miên không? Ba mẹ hãy để lại thông tin để được tư vấn nhanh nhất nhé

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    DƯỢC SĨ TƯ VẤN

    Bé nhà ba mẹ bị ho, đờm (đàm), sổ mũi, viêm họng tái đi tái lại, thường xuyên phải dùng kháng sinh?

    Để được tư vấn nhanh nhất, ba mẹ đăng ký ngay tại đây nhé: