Thời tiết thay đổi thất thường, giao mùa chính là thời điểm trẻ hay mắc các bệnh viêm mũi họng nhiều nhất. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ mắc bệnh và cách điều trị ra sao?

Viêm mũi họng ở trẻ em là gì?

Theo dân gian, viêm mũi họng còn được gọi là bệnh cảm lạnh thông thường. Theo thống kê, trẻ dưới 3 tuổi có thể bị mắc viêm mũi họng từ 4-6 lần/năm. Đặc biệt ở những trẻ thuộc độ tuổi đi nhà trẻ, đến trường thì có thể mắc viêm mũi họng từ 6-10 lần/năm. Bệnh thường xảy ra ở mức độ nhẹ: sổ mũi, ho, đờm và có thể tự khỏi sau 7-10 ngày nếu được nghỉ ngơi và chăm sóc tốt mà không để lại bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm đường hô hấp, viêm tai giữa, viêm phế quản, phổi…

Viêm mũi họng ở trẻ em là gì?
Viêm mũi họng ở trẻ em là gì?

Tại sao trẻ hay bị viêm mũi họng?

Mũi và họng là đường không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp oxy cho cơ thể. Trong không khí có chứa rất nhiều virus, vi khuẩn, nên khi trẻ hít vào đồng nghĩa với việc các virus, vi khuẩn sẽ đi theo vào đường thở của con.

Hầu hết trẻ bị viêm mũi họng là do virus như Adeno virus, Rhino virus,… một số do vi khuẩn như liên cầu khuẩn,… gây ra. Sau các tác nhân này xâm nhập vào cơ thể thông qua mũi, hầu, chúng gây rối loạn các hoạt động của mũi, khiến cho sức đề kháng bị suy yếu và tạo điều kiện virus, vi khuẩn sinh sôi, phát triển dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn.

Dưới đây là các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng viêm mũi họng ở trẻ em:

1. Do môi trường sống

Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm có nguy cơ mắc bệnh cao hơn trẻ khác. Đồng thời, sự thay đổi thất thường của môi trường sống cũng sẽ khiến trẻ khó khăn trong việc thích ứng, từ đó trẻ dễ mắc bệnh hơn.

2. Do vi khuẩn, virus, nấm

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có hơn 200 chủng virus có thể gây viêm mũi họng ở trẻ em. Trong đó Rhinovirus là một trong các nguyên nhân gây bệnh phổ biến nhất, chiếm 10-40% tổng số ca bệnh. Ngoài ra, bệnh còn có thể được gây ra bởi các loại virus khác như virus cúm, sởi, Adenovirus,…

Hơn nữa, viêm mũi họng ở trẻ có thể được gây ra khởi vi khuẩn, nấm như: vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu,… Trong đó, liên cầu khuẩn nhóm A (S.pyogenes) là một trong các loại vi khuẩn thường gặp có thể gây biến chứng nguy hiểm. Trẻ mắc bệnh do loại vi khuẩn này có nguy cơ xảy ra các biến chứng, bao gồm viêm khớp cấp và viêm cầu thận cấp.

Triệu chứng viêm mũi họng ở trẻ em

  • Hắt hơi;
  • Đau họng, viêm họng, họng sưng đỏ;
  • Nghẹt mũi, sổ mũi (nước mũi ban đầu loãng, không màu, không mùi nhưng về sau, nước mũi dần đặc lại, chuyển thành màu vàng, xanh, đặc và có mùi tanh);
  • Ho (trẻ bắt đầu ho khan, sau đó chuyển thành ho có đờm);
  • Mệt mỏi;
  • Nhức mỏi toàn thân;
  • Sốt nhẹ hoặc trẻ có thể sốt cao từ 39-40 độ C;
  • Đau đầu;
  • Chán ăn…
  • Các triệu chứng này có thể biến mất sau 7-10 ngày hoặc lâu hơn.
Triệu chứng viêm mũi họng ở trẻ em
Triệu chứng viêm mũi họng ở trẻ em

Khi nào nên đưa trẻ đến cơ sở y tế?

Tuy các triệu chứng của bệnh viêm mũi họng không nghiêm trọng và có thể tự khỏi nếu trẻ được chăm sóc đúng cách, tuy nhiên bố mẹ cũng không nên chủ quan, tránh để bệnh diễn tiến nặng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi trẻ có các triệu chứng bệnh, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn cách điều trị và chăm sóc trẻ đúng cách.

Nếu trẻ xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường nào dưới đây, bố mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được can thiệp y tế kịp thời:

  • Sốt cao kéo dài, không có dấu hiệu hạ sốt khi đã dùng nhiều cách để hạ sốt, bao gồm cả thuốc hạ sốt;
  • Trẻ dưới 3 tuổi sốt cao dẫn đến hôn mê;
  • Ho dữ dội, thở nhanh, có biểu hiện khó thở;
  • Nôn nhiều, tiêu chảy kéo dài;
  • Tai bắt đầu chảy mủ;
  • Bỏ bú, khó thở, rút lõm lồng ngực
  • Các triệu chứng của bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm sau 2 ngày điều trị…

Chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng như thế nào?

  • Đối với trẻ có dấu hiệu chảy nước mũi, ngạt mũi cần làm thông thoáng mũi cho trẻ bằng cách: lấy khăn mềm lau nước mũi. Dùng nước muối 0.9% nhỏ vào từng bên mũi cho trẻ (ngày 4-5 lần) để làm loãng dịch mũi, sau đó hút mũi bằng dụng cụ hút, dùng tăm bông sạch, khô ngoáy mũi lại. Làm thông mũi cho trẻ trước khi ăn hoặc bú nếu dịch nhiều, quánh, dính để tránh nôn. Tuyệt đối không dùng miệng hút mũi cho trẻ vì miệng người lớn có nhiều vi khuẩn dễ lây cho trẻ.
  • Tránh lạm dụng nước muối quá nhiều để hút mũi, vì sẽ gây teo niêm mạc mũi của trẻ. Không được nghe mách bảo nhỏ bất kỳ thuốc gì vào mũi trẻ, tránh nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
  • Với những trẻ lớn cần dạy trẻ biết cách hỉ mũi đúng (bịt một bên, hỉ mũi bên kia). Đặc biệt theo dõi sát để phát hiện sớm các biến chứng và điều trị kịp thời.
  • Nếu trẻ sốt cần đo nhiệt độ, nếu trẻ sốt từ 37,5 đến dưới 38,5 độ C cần cho trẻ nằm phòng thoáng mát, mặc áo quần mỏng, không bó sát, dùng khăn cho vào nước ấm để lau các vị trí: cổ, nách, trán,…để giúp hạ sốt. Trẻ sốt trên 38,5 độ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt.
  • Quan trọng cho trẻ bú nhiều hơn, tích cực bú sữa mẹ và kiểm tra nhiệt độ cho trẻ thường xuyên (30 phút – 1 giờ/lần)
  • Trẻ sốt cao liên tục 3 – 5 ngày… cần báo cho bác sĩ hoặc cho trẻ đến cơ sở y tế để khám ngay.
  • Đặc biệt chú ý khi trẻ đang bị viêm mũi bỗng nhiên thấy sốt cao phải đề phòng viêm tai để dùng kháng sinh toàn thân ngay.
  • Nếu có chảy mủ tai phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được xử trí kịp thời.
Chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng như thế nào?
Chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng như thế nào?

Nguy hiểm của bệnh viêm mũi họng cấp

Viêm mũi họng ở mức độ nặng có thể gây ra các biến chứng như viêm amidan, viêm tai, viêm thanh khoản, viêm xoang, viêm hạch mủ, áp xe thành sau họng. Ngoài ra, trẻ còn có thể gặp phải một số các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm cầu thận cấp
  • Viêm tim
  • Sốt cao có thể co giật
  • Nhiễm khuẩn huyết
  • Thấp khớp cấp

Chế độ ăn cho trẻ viêm mũi họng

– Cho trẻ ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu, dễ nuốt

– Cho trẻ ăn theo nhu cầu, chia nhỏ nhiều bữa trong ngày với lượng thức ăn ít, không nên ép trẻ ăn.

– Giữ ấm cơ thể, đặc biệt vị trí cổ, ngực, gan bàn chân khi thời tiết lạnh.

– Không quay quạt thẳng vào người trẻ.

– Vệ sinh họng, miệng trẻ bằng cách đánh răng sau ăn, trước và sau khi ngủ dậy.

– Bỏ thói quen cho tay lên miệng, ngoáy mũi, điều này cũng khiến trẻ dễ bị viêm mũi họng , vì vậy cũng nên giúp trẻ tránh thói quen xấu này.

– Cha mẹ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ:

+ Không tự ý dùng thuốc kháng sinh, không dùng lại đơn thuốc cũ của lần khám trước.

+ Không tự ý nhỏ các thuốc co mạch kéo dài cho trẻ.

– Đảm bảo môi trường sống tránh khói bụi, ẩm mốc, chật chội.

– Tránh cho trẻ tiếp xúc với nguồn lây: người lớn hoặc trẻ em bị bệnh.

Bé nhà mình có đang ho đàm, sổ mũi, viêm họng tái đi tái lại, phải dùng kháng sinh triền miên không? Ba mẹ hãy để lại thông tin để được tư vấn nhanh nhất nhé

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    DƯỢC SĨ TƯ VẤN

    Bé nhà ba mẹ bị ho, đờm (đàm), sổ mũi, viêm họng tái đi tái lại, thường xuyên phải dùng kháng sinh?

    Để được tư vấn nhanh nhất, ba mẹ đăng ký ngay tại đây nhé: