Khi áp sát tai gần miệng trẻ, nếu mẹ nghe thấy tiếng con thở bất thường, gần giống như tiếng ngáy, đó chính là định nghĩa của tiếng thở khò khè. Ở lứa tuổi từ 2 – 3, bé dễ gặp hiện tượng này nhất, do phế quản lúc này còn quá nhỏ nên dễ bị co thắt, phù nề, tiết dịch và tắc nghẽn khi bị viêm nhiễm. Hầu như khoảng 30 – 40% trẻ bú mẹ đều có triệu chứng này, nhất là trong lúc ngủ.

Bắt bệnh cho con qua tiếng thở khò khè
Bắt bệnh cho con qua tiếng thở khò khè

Nguyên nhân bé thở khò khè

Nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng này đó chính là do bệnh hen suyễn. Theo các bác sỹ chuyên khoa, nếu một trẻ mắc bệnh hen được điều trị bằng thuốc hen bệnh sẽ phải thuyên giảm. Những biểu hiện đặc trưng của bệnh hen là các cơn ho tái phát với tần suất cao đi kèm tiếng khò khè, thở ngắn hoặc khó thở. Cơn hen nặng có thể khiến ngực trẻ co lõm mỗi lúc thở và người trở nên bứt rứt, khóc quấy.

Ngoài ra còn do một số nguyên nhân sau:

  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi thường bị viêm tiểu phế quản, dị ứng, trào ngược dạ dày, do đó cũng rất dễ thở khò khè.
  • Với trẻ dưới 1 tuổi, thở khò khè có thể là do bị mềm sụn thanh quản, hoặc vùng thanh quản của trẻ bị chèn ép bởi các mạch máu lớn.
  • Trong thời gian bị sốt, ho, trẻ cũng thường hay khó thở, phổi có tiếng ro ro bất thường, và đây chính là dấu hiệu của bệnh viêm phổi.
  • Nếu bị viêm thanh phế quản cấp tính, bé sẽ thường xuyên ho, khàn tiếng và khó thở kèm theo tiếng thở khò khè vào ban đêm.
  • Trường hợp trẻ khò khè do dị tật tim bẩm sinh: Trẻ ho dai dẳng kèm theo vã mồ hôi và chóng mệt lả. Khi thở, ngực của trẻ có hiện tượng co lõm, một số trẻ da tái nhợt; Môi, chân, tay thâm tím mỗi khi cất tiếng khóc. Một số trẻ có thể đã xuất hiện các dấu hiện này từ khi mới sinh. Bệnh tim dù nguy hiểm nhưng không phải không thể chữa khỏi. Hiện nay, phần lớn các trường hợp mắc bệnh tim bẩm sinh đều được phẫu thuật thành công và tăng cơ hội sống sót của trẻ. Mặt khác, trẻ cũng có thể được can thiệp điều trị không qua phẫu thuật vẫn có thể trị khỏi.
  • Dị vật ở đường thở cũng có thể gây ra tình trạng này ở trẻ từ 4 – 5 tháng tuổi.
  • Viêm amidan cấp tính đôi khi cũng làm bé bị khò khè có đờm. Ngoài ra các bệnh xơ sợi bẩm sinh, bất thường sọ hầu bẩm sinh, khối u ở phổi cũng khiến bé bị khò khè khi ngủ.

Làm gì khi bé hay thở khò khè?

Khi trẻ được xác định là bị hen phế quản thì tùy vào cấp độ của bệnh mà có phương án điều trị thích hợp:

  • Với cơn hen nhẹ, chỉ cần cho trẻ khí dung Ventolin hoặc cho uống thuốc mở phế quản nhóm salbutamon, làm sạch mũi, thông thoáng đường thở (Sterimar, sofmer…), nếu có sốt cho hạ sốt nhóm paracetamon.
  • Với cơn hen vừa, cần điều trị bằng khí dung kết hợp giữa ventolin làm mở phế quản với thuốc nhóm corticoid dạng phun sương như Fluticason propionate, Budesonide (Pulmicort, Symbicort…). Khi cơn hen ở thể nặng thì kết hợp khí dung và thở oxy, cho kháng sinh nếu có bội nhiễm.
  • Nếu là cơn hen ác tính thì phải được cấp cứu và điều trị tại bệnh viện, thở oxy, khí dung hoặc tiêm tĩnh mạch thuốc giãn phế quản và corticoid, nặng hơn nữa có thể phải đặt nội khí quản và thở máy.

Vệ sinh mũi cho trẻ thường xuyên giúp mũi trẻ thông thoáng, trẻ dễ thở hơn. Nhỏ khoảng 2 – 3 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ có thể giúp cải thiện tình hình này. Tuy nhiên, bạn nên phân biệt giữa tiếng thở khò khè và tiếng thở do bị tắc mũi.

Trong quá trình chăm sóc bé, nếu con có biểu hiện nặng hơn, tình trạng khò khè không dứt, bạn nên đưa bé đi thăm khám để được điều trị kịp thời, nhất là các trường hợp sau:

  • Trẻ lần đầu tiên thở khò khè kèm khó thở, tím tái.
  • Bé dưới 3 tháng tuổi bị khò khè cần được đưa đến bệnh viện ngay, bởi đây là triệu chứng nặng khi trẻ ở lứa tuổi này.
  • Trẻ thở khò khè kéo dài 3 – 4 tuần cần được đưa đến khám và làm xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác bệnh.
  • Trẻ có tiền sử bị hen suyễn, bỗng khó thở đột ngột, tiếng thở khò khè, cần được đi khám sớm.
  • Trẻ thở khò khè kèm nôn ói, sốt cao.
Làm gì khi bé hay thở khò khè?
Làm gì khi bé hay thở khò khè?

Phòng chống bệnh cho trẻ

Cần cách ly trẻ bị hen phế quản do virus (thường hắt hơi xổ mũi) với trẻ khỏe. Vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi hay tiền sử gia đình có bố mẹ bị hen hoặc trẻ bị chàm cần điều trị dự phòng hen theo hướng dẫn của chương trình kiểm soát hen toàn cầu GINA bằng cách dùng thuốc dạng hít – loại cơ bản trong điều trị hen cho trẻ em ở tất cả các lứa tuổi; hoặc dạng uống: Montelukast Na (Singulair, Montelukast…) theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài ra, ho khò khè thường hay tái phát và dai dẳng nên cần tái khám định kỳ theo hẹn của bác sĩ để chỉnh liều thuốc dự phòng hen. Trong nhà có trẻ bị khò khè dai dẳng cần tránh nuôi chó, mèo và luôn giữ nhà sạch sẽ và thoáng khí. Bên cạnh đó, không nên xả quần áo bằng các hóa chất có mùi thơm và đặc biệt người lớn không nên hút thuốc lá trong nhà.

BigBB Plus – Hỗ trợ giảm ho, ho đờm, sổ mũi, viêm họng, hạn chế dùng kháng sinh

  • Đặt mua BigBB Plus online với nhiều ưu đãi hấp dẫn: BẤM ĐẶT MUA
  • Tìm mua BigBB Plus màu hồng tại các nhà thuốc gần nhà mình nhất TẠI ĐÂY

Bé nhà mình có đang ho đàm, sổ mũi, viêm họng tái đi tái lại, phải dùng kháng sinh triền miên không? Ba mẹ hãy để lại thông tin để được tư vấn nhanh nhất nhé

    BÀI VIẾT LIÊN QUAN

    DƯỢC SĨ TƯ VẤN

    Bé nhà ba mẹ bị ho, đờm (đàm), sổ mũi, viêm họng tái đi tái lại, thường xuyên phải dùng kháng sinh?

    Để được tư vấn nhanh nhất, ba mẹ đăng ký ngay tại đây nhé: